Auto Translate
Sản phẩm
Tượng Phật A Di Đà Mạ Vàng
Size: 16.5x16x30 cm
Tượng Phật mạ vàng thuộc dòng sản phẩm mạ vàng cao cấp, thích hợp làm quà tặng cho người thân của Quý khách ở Quê nhà.

Tượng Phật mạ vàng còn thể hiện sự giàu sang, phú quý của gia chủ, mang đến may mắn tránh tai ương, xui xẻo cho chủ sở hữu.

Mẹo thuật dân gian
Đặt trên bàn thờ hoặc làm quà biếu.
Khuyến mãi:
- Trong TP.HCM, giao hàng tận nơi miễn phí với tất cả đơn hàng trên một triệu. Các tỉnh và thành phố khác, gửi hàng qua đường bưu điện. Phí vận chuyển tính theo cước phí bưu điện.

- Sản phẩm làm bằng kim loại mạ vàng 24K. Xuất xứ tại Đài Loan -TQ, được đặt trong hộp đỏ rất đẹp và sang trọng.

Mua hàng số lượng lớn, vui lòng liên hệ Lâm 0932.522.368 để có giá tốt nhất.
Đặt hàng

Tượng Phật A Di Đà
(Buddha Amita)

Danh hiệu

Biểu tượng: Đức Phật A Di Đà thường thờ có hai tượng: Tượng ngồi kiết già trên tòa sen, tay kiết định ấn, tương tự tượng Thích Ca. Tượng đứng trên hoa sen lơ lửng trong hư không, bên dưới là bể cả sóng dậy chập chồng, mắt Ngài nhìn xuống, tay mặt đưa lên ngang vai, tay trái duỗi xuống như sẵn sàng chờ đợi tiếp cứu những người đang trầm mịch. Tượng ấy gọi là tượng Di Đà phóng quang.

Ý nghĩa

Chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa tượng phóng quang này. Theo trong mật giáo giải thích: tay mặt Phật đưa lên biểu thị tứ thánh (Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát, Phật), tay trái duỗi xuống biểu thị lục phàm (Thiên, nhơn, A-tu-la, súc sanh, ngạ quỉ, địa ngục). Nghĩa là Ngài sẵn sàng tiếp độ lục phàm đưa lên quả vị tứ thánh. Ý nghĩa hình tượng này, chúng ta thấy rõ hơn, qua bốn câu kệ tán dương Ngài:

Ái hà thiên xích lãng,

Khổ hải vạn trùng ba;

Dục thoát luân hồi lộ,

Tảo cấp niệm Di Đà.

Tạm dịch:

Sông ái sóng ngàn thước,

Bể khổ dậy muôn trùng;

Kiếp luân hồi muốn thoát,

Sớm gấp niệm Di Đà.

Chúng ta là những chúng sanh đang đắm chìm trong sông ái, nước mắt đau thương thống khổ tràn trề như bể cả. Đức Phật Di Đà đang đứng chực trong hư không, đã duỗi cánh tay vàng chờ đợi cứu vớt chúng ta. Nhưng chúng ta có chịu ngoi đầu lên khỏi dòng sông ái, đưa tay cho Ngài cứu vớt hay không? Hay cứ mãi lặn hụp trong sông mê bể ái, để đức Phật mãi đợi chờ mà không có một sự đáp ứng nào? Cánh tay vàng kia cứ duỗi thẳng đợi chờ, mà đàn con dại này mãi say mê lội đuổi bắt những hòn bọt, lặn mò bóng trăng. Để rồi bị sóng cuốn nước trôi càng ngày càng ra khơi, khiến người mẹ hiền kia đã lạc giọng kêu gọi.

Kinh chép:

Các đức Như Lai trong mười phương nhớ thương chúng sanh như mẹ nhớ con. Nếu con trốn mẹ thì cái nhớ ấy cũng không ích gì. Nếu con nhớ mẹ như mẹ nhớ con thì mẹ và con trong đời này, trong các đời sau quyết không xa nhau. Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật niệm Phật thì trong hiện tại và ở tương lai nhất định thấy Phật, cách Phật không xa... (Kinh Lăng Nghiêm, chương Đại Thế Chí niệm Phật).

Hai người cùng hướng mặt về nhau mà đi, dù điểm phát xuất cách xa thế mấy, nhưng cũng được gặp nhau. Nếu hai người trở lưng mà đi, dù khi khởi hành họ ở bên cạnh nhau, song càng đi họ càng xa nhau. Đức Phật luôn luôn hướng về chúng ta, nếu chúng ta cứ né trốn Ngài thì làm sao gặp được Phật. Đáng lý chúng ta có cảm thì Phật mới ứng song ở đây đức Phật sẵn sàng ứng, mà chúng ta không chịu cảm, thật đúng câu Phật quở: "các ông là người mê muội đáng thương".

Người phát tâm tu Tịnh độ tin chắc đức Phật đang chờ đợi tiếp đón chúng ta về cõi Cực-lạc (tín), gắng công niệm Phật (hạnh), mong mỏi được sanh về cõi Phật (nguyện). Có đủ ba yếu tố này nhất định sẽ vãng sanh về Cực-lạc.

Hình ảnh đức Phật A Di Đà là hình ảnh mong chờ đón tiếp. Chúng ta phải sớm thức tỉnh nhận chân sự khổ đau, trong khi đang đắm chìm trong bể ái, để quay về với đức Từ bi. Phật là hiện thân cứu khổ, chúng ta là thực thể khổ đau. Một ngày nào chúng ta không còn đau khổ, ngày ấy đức Phật sẽ không còn duỗi tay chờ đợi cứu vớt chúng sanh.

(Theo tamlinhviet.com)

Sự khác biệt giữa hai tôn tượng Phật Thích Ca và Phật A Di Đà qua một vài đặc điểm của biểu tướng như sau:

1. Phật Thích Ca thường trong các chùa Phật giáo Bắc Tông (Đại Thừa) đều thờ Ngài ở chính giữa chánh điện. Nên gọi Ngài là đấng Trung Tôn, vì Ngài là vị Giáo chủ cõi Ta bà này.

2. Hình tượng Ngài không nhứt thiết phải giống người Ấn Độ, vì theo quan niệm Phật giáo Bắc tông, nhứt là Thiền tông cho rằng, mỗi người đều có ông Phật (Phật tánh) nên người nước nào tạc tượng giống người nước đó. Từ nét mặt cho đến hình tướng. Nên hình tượng thờ trong các chùa không nhứt thiết phải giống nhau. Đó là xét trên đại thể, còn các chi tiết thì tương đối giống nhau.

Như ngồi trên tòa sen, hai bàn tay bắt ấn Tam muội, nhục kế trên đỉnh đầu, đôi mắt mở ba phần tư, và mặc ca sa (y) v.v… Đó là một vài nét biểu tướng của Phật Thích Ca. Ngoài ra, các chùa còn có thờ tôn tượng Đức Phật Thích Ca sơ sinh tay chỉ thiên tay chỉ địa.

Về Tôn tượng đức Phật Di Đà, thông thường, có hai tượng mà chúng ta thường thấy: Tượng Ngài ngồi kiết già trên tòa sen, tay kiết định ấn, tương tợ Phật Thích Ca và tượng đứng trên hoa sen lơ lửng trong hư không, bên dưới là bể cả sóng nổi lên rất cao, mắt Ngài nhìn xuống, tay trái bắt ấn cam lồ và đưa lên ngang vai, tay mặt duỗi xuống như sẵn sàng chờ đợi cứu vớt những chúng sanh đang đắm chìm trong bể khổ. Tượng nầy gọi là tượng Di Đà phóng quang. Về tượng đứng, thường bên cạnh Ngài có hai vị đại Bồ tát Quán Âm và Thế Chí. Bồ tát Quán Âm thì đứng bên tay trái và Bồ tát Thế Chí đứng bên tay phải của Ngài. Đây gọi là tượng Tam Thánh. Về tượng nầy, thì rất dễ phân biệt khác với tượng Phật Thích Ca. Còn về tượng ngồi, ta nên lưu ý sự khác biệt giữa hai tôn tượng như sau:

1. Tượng Phật Thích Ca không bao giờ duỗi một cánh tay.

2. Tượng Phật Thích Ca thường đắp y choàng qua cổ không có đắp y khoát vuông để trống trước ngực có chữ vạn. Ngược lại, tượng Phật Di Đà có đôi khi người ta tạc tượng Ngài ngồi tư thế kiết già và duỗi xoè bàn tay mặt. Y khoát cổ vuông và trước ngực có chữ vạn. Đó là hai nét chính khác với tượng Phật Thích Ca.

(Theo www.phattu.com)

Ý kiến của bạn
Gởi ý kiến