Đây là một loại thuốc tuyệt vời của nhân loại vì dễ làm, rẻ tiền, không gây phản ứng phụ lại có hiệu quả chữa bệnh cao.
Cách đây không lâu, tôi tình cờ được một nhà đầu tư chứng khoán quen biết giới thiệu về rượu tỏi. Năm nay, đã gần 70 tuổi nhưng trông ông vẫn còn đạo mạo, da dẻ hồng hào, tinh anh. Ông khẳng định, sức khỏe của ông được như ngày hôm nay là nhờ rượu tỏi.
Rượu Tỏi
Cách đây hơn 2 năm, các căn bệnh tuổi già như thấp khớp, cao huyết áp liên tục hành hạ ông. Tuy không phải làm việc nặng nhọc nhưng chân tay cứ nhức mỏi rã rời, không thể nào yên giấc, nhất là những ngày thời tiết thay đổi đột ngột. Bệnh cao huyết áp thì đòi hỏi phải sử dụng thuốc tây liên tục, trong người lúc nào cũng nóng mà bệnh tình không khỏi dứt điểm. Được bạn bè mách về công dụng của rượu tỏi, ông uống thử, sau một tháng thấy cả bệnh thấp khớp lẫn bệnh cao huyết áp giảm đến 90%. Từ đó, ông và cả gia đình cùng duy trì sử dụng rượu tỏi. Đến nay, sức khỏe của ông rất tốt, bệnh cao huyết áp và thấp khớp đã khỏi dứt điểm, ông không còn phải đến "thăm" bác sĩ thường xuyên như trước kia nữa.
Bản thân tôi khi nghe về tác dụng của rượu tỏi thì ngạc nhiên vô cùng, đồng thời cũng hết sức vui mừng vì hy vọng rượu tỏi sẽ làm thuyên giảm chứng mỏi cổ, mỏi vai và lưng do phải ngồi làm việc bên vi tính nhiều. Và tôi đã quyết định ngâm một lọ rượu tỏi để uống thử xem như thế nào. Vì dẫu sao, tỏi cũng là dược liệu tự nhiên, hàng ngày vẫn được sử dụng trong nấu nướng, do đó, nếu không phù hợp với chứng mỏi cơ thì nó cũng không hề gây phản ứng phụ cho cơ thể. Hiện giờ, tôi đã ngâm được một lọ rượu tỏi vàng óng và sử dụng được khoảng 1 tuần. Thêm một lần nữa, rượu tỏi làm tôi thật sự ngạc nhiên, chứng mỏi cơ đã giảm tới 70%.
Mới đây, tôi có tìm hiểu và được biết, vào những năm 60-70 của thế kỉ XX, tổ chức Y tế thế giới WHO phát hiện ở Ai Cập- một nước nghèo nàn, khí hậu sa mạc khắc nghiệt nhưng sức khỏe chung của người dân lại vào loại tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ tương đối cao. WHO đã có chiến dịch nghiên cứu trên toàn bộ lãnh thổ Ai Cập, đặc biệt là các vùng nông thôn, vùng có khí hậu khắc nghiệt. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu (đông nhất là Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản) nhận thấy, ở Ai Cập, nhà nào cũng có một lọ rượu ngâm tỏi để uống. Nhân dân Ai Cập từ bao đời nay vẫn duy trì như vậy.
Ở mỗi vùng có công thức ngâm rượu tỏi khác nhau. Các chuyên gia đã đem những công thức này về nghiên cứu và phân tích, rồi đưa ra một công thức ngâm rượu tỏi đạt hiệu quả chữa bệnh cao nhất, công thức này đã được WHO thông qua và phê chuẩn.
Trong Tỏi Có 2 Chất Quan Trọng:
-
Phitoncid là loại kháng sinh thực vật có tác dụng diệt một số vi khuẩn.
-
Hoạt tính màu vàng giúp làm tiêu chất béo dưới dạng cholesterol bám vào thành quách mạch máu, làm cho đường đi của máu từ tim ra & về tim bị nghẽn.
Chính nhờ 02 chất này mà tỏi có tác dụng chữa bệnh cao.
Công Thức Điều Chế
-
Tỏi khô đã bóc vỏ (không sử dụng tỏi tươi) 40gr, thái nhỏ, cho vào một lọ sạch.
-
Rượu nếp (50 độ), lấy 100ml.
-
Ngâm tỏi trong rượu nếp khoảng 10 ngày, thỉnh thoảng lắc lọ để tỏi có thể ngấm đều rượu. Những ngày đầu rượu vẫn nguyên màu trắng, sau dần chuyển sang màu vàng và đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu vàng nghệ. Và lúc này rượu tỏi đã sẵn sàng để sử dụng.
Cách Dùng
-
Mỗi ngày uống 2 lần, vào buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
-
Mỗi lần 40 giọt, tương đương với một thìa cà phê nhỏ.
-
Vì lượng rượu tỏi rất ít nên khi uống có thể pha thêm nước sôi để nguội cho thành ngụm dễ uống.
-
40gr tỏi như thế uống được khoảng 20 ngày thì hết, lại phải ngâm 10 ngày mới uống được, nên phải ngâm 1 lọ gối đầu thì mới có thể uống liên tục.
-
Nên duy trì sử dụng rượu tỏi suốt đời. Người phải kiêng hoặc không uống được rượu vẫn có thể sử dụng vì mỗi lần chỉ uống 40 giọt, là một lượng rượu rất ít, không đáng kể.
Kết Quả Chữa Bệnh
Sau các cuộc hội thảo, tổng kết, đến năm 1980, WHO thông báo: Rượu tỏi chữa được 4 nhóm bệnh:
-
Thấp khớp: sưng khớp, vôi hóa các khớp xương, mỏi xương cốt.
-
Tim mạch: hở van tim, ngoại tâm thu, huyết áp cao, huyết áp thấp.
-
Phế quản: viêm phế quản, viêm họng, hen.
-
Tiêu hóa: ăn khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, loét dạ dày.
Tới năm 1993, Nhật Bản lại công bố bổ sung thêm hai nhóm bệnh nữa mà rượu tỏi chữa được là:
-
Trĩ nội và trĩ ngoại.
-
Đái tháo đường.
Một Số Lưu Ý
-
Nên tìm mua loại rượu nếp ngon, đạt tiêu chuẩn 50 độ trở lên, như vậy, khi ngâm tỏi sẽ cho chất lượng tốt hơn.
-
Rượu tỏi tương đối khó uống. Vì mùi tỏi hăng nồng, uống xong sẽ xộc lên mũi rất khó chịu. Mùi hăng này có thể sẽ làm bạn nhụt chí anh hùng khi phải dùng thần dược thường xuyên. Nên kinh nghiệm bản thân tôi cho thấy, trước khi uống, chúng ta nên chuẩn bị sẵn một viên kẹo, một miếng trái cây, hoặc bất cứ đồ ăn nào mà bạn thích (nhưng nên nhớ chỉ cần 1 ít thôi) để ngay khi uống xong, có thể ăn luôn, như vậy sẽ át được mùi khó chịu của tỏi. Nếu bạn phải kiêng đường trong kẹo thì vẫn có thể sử dụng vì chỉ cần ngậm trong vòng 30 giây, mùi tỏi sẽ hết và bạn không cần tiếp tục ngậm viên kẹo nếu không muốn.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, rượu tỏi theo nghiên cứu của WHO chỉ có tác dụng khi dùng ở liều mỗi ngày 2 lần: Sáng - tối, mỗi lần 40 giọt (1 thìa cà phê), dùng nhiều sẽ có hại khiến hơi thở hôi, rối loạn dạ dày - ruột, ức chế tuyến giáp... Đặc biệt, nếu uống nhiều rượu tỏi lại gây hại cho tim như loạn nhịp tim, giãn các buồng tim, giảm sức co bóp của tim và suy tim.
Ngoài ra, tỏi cũng có thể gây phản ứng phụ nên những người có hội chứng âm hư, đang có thai, người có thể tạng nhiệt, đang nóng sốt, nhiễm trùng chân răng, viêm xoang, đau mắt, mũi, răng, cổ lưỡi không nên dùng. Tỏi cũng có thể gây dị ứng làm ngứa ngáy, nổi mẩn ở một số người.
Quả không sai khi gọi rượu tỏi là thần dược. Bài thuốc này vô cùng hiệu quả lại dễ làm. Đặc biệt với người dân Việt Nam, có rất nhiều loại rượu nếp ngon nổi tiếng, còn tỏi thì có quanh năm, chất lượng lại rất tốt nên việc mỗi gia đình đều có thần dược trong nhà là chuyện trong tầm tay. Thiết nghĩ, bài thuốc này cần được phổ biến rộng rãi vì đúng như kết luận của người Nhật: đây là thứ thuốc tuyệt vời nhất của nhân loại vì dễ làm, rẻ tiền, không gây phản ứng phụ, lại có hiệu quả chữa bệnh cao.
Theo M.M
Xem thêm bài viết về Rượu tỏi trên VnExpress: http://vnexpress.net/gl/suc-khoe/2005/09/3b9e26f3/
Cám ơn Quý khách đã dành thời gian ghé thăm website
QUATANGPHONGTHUY.COM.VN và đọc bài viết này