Auto Translate
Email Bản in

Thuốc từ quả vải

Vải còn có tên là lệ chi, đan lệ... Cả vỏ thân, rễ và hoa đều là những vị thuốc quý trong Đông y.

Thành phần hóa học: Cùi vải chứa đường, acid ascorbic, acid citric, protein, caroten, acid nicotic riboflavin, calci, sắt phốtpho. Vỏ quả chứa cyanidin glycosid, chất anthoxanthin màu vàng. Hạt vải có tanin, saponoid, dẫn chất glycin và flavonoid (quercetin, quercitrin). Theo Đông y, lệ chi nhục tính cam toan ôn; vào tỳ, vị, can. Tác dụng sinh tân dưỡng huyết, lý khí chỉ thống. Dùng cho các trường hợp sốt nóng, mất nước, khát nước (phiền khát), nôn ói, đau bụng, đau răng, lao hạch, sưng hạch, viêm tấy khoang bàn ngón tay (đinh nhọt), sang chấn đụng giập xuất huyết. Lệ chi hạch tính vị cam sáp ôn, tác dụng ôn trung lý khí chỉ thống. Dùng cho các trường hợp thoát vị, đau do viêm loét dạ dày, thống kinh...

Một số các dùng vải chữa bệnh:

  • Chữa đau dạ dày: hạt vải 3g, mộc hương 2g. Nghiền thành bột. Uống với nước canh. Ngày dùng 3 lần.
  • Chữa đau bụng khi hành kinh hoặc sau khi đẻ: hạt vải đốt tồn tính 20g, hương phụ 40g. Tán bột. Ngày dùng 2 - 3 lần, mỗi lần 8g, chiêu bằng nước muối nhạt hay nước cơm.
  • Chữa tinh hoàn sưng đau: hạt vải đốt tồn tính. Ngày uống 4 - 6g, uống với rượu.
  • Chữa tiêu chảy do tỳ hư: quả vải 7 quả, đại táo 5 quả. Sắc uống.
  • Chữa nấc: quả vải 7 quả, gừng tươi 6g, đường đỏ vừa đủ. Sắc nước uống.
thuoc-tu-qua-vai
  • Hoa vải có nhiều mật ngọt nên mật ong và phấn hoa vải thơm ngọt, nhiều chất dinh dưỡng; là thuốc chữa loét dạ dày và ruột, an thần, chữa ho khan, viêm họng, nhức đầu và một số bệnh thần kinh khác.
  • Vỏ thân, rễ và hoa sắc lấy nước, dùng súc miệng chữa viêm họng, đau răng.

Một số món ăn - bài thuốc có vải:

Chân giò vải chín xào om: cùi vải chín 100g, thịt nạc chân giò 300g, trứng gà 2 quả. Thịt chân giò cắt lát làm đôi, dùng sống dao chần cho mềm, mỗi lát lại cắt thành 12 miếng. Trứng bỏ lòng đỏ, lấy lòng trắng. Đặt chảo trên bếp nóng, cho dầu rán vào, khi dầu sôi cho thịt heo vào rán cho chín vàng, gạn bỏ hết dầu còn trong chảo, cho giấm, đường, muối, chút rượu, nước bột gạo và cùi vải vào xào nhỏ lửa, thêm ít dầu rán chín và đổ ra đĩa. Dùng cho người cao tuổi, sản phụ sau đẻ, sau thời kỳ nằm bệnh dài ngày.

Cháo cùi vải: cùi vải chín 5 - 7 cái, gạo tẻ 40g. Đem nấu cháo. Dùng cho trường hợp nóng sốt, môi họng khô, khát nước (phiền khát).

Cháo củ mài, hạt sen, cùi vải: vải khô 12g, gạo tẻ 60g, củ mài 15g, hạt sen 12g. Nấu cháo cho người cao tuổi thường bị tiêu chảy buổi sớm (ngũ canh tả).

Vải tươi dùng ngay: vải chín tươi 5 - 10 quả, ngày ăn 2 - 3 lần. Dùng cho các trường hợp nôn khan, nấc cụt, nóng sốt khát nước, cơ thể suy nhược sau bị bệnh lâu ngày.

Kiêng kỵ: Người âm hư hoả vượng nên hạn chế dùng.  

  TS. Nguyễn Đức Quang

(Theo suckhoedoisong.vn)

Quả vải - Thức ăn, vị thuốc ích tâm ôn tỳ

Theo Đông y, quả vải đặc tính đại nhiệt (hạt vải còn nhiệt hơn cả cùi vải nên cần thận trọng khi làm thuốc). Cùi vải vị rất ngọt không độc (có tài liệu viết có độc có lẽ do tính quá ngọt nóng của vải). Vải có tác dụng ích tâm, ôn tỳ, tư thận, bổ huyết, dưỡng can, trừ phiền khát, làm tỉnh táo tinh thần, minh mẫn trí óc, tăng sức lực, tăng thân nhiệt, trừ hàn, tráng dương, tiêu thũng, làm đẹp nhan sắc.

Quả vải thường được dùng dưới hai dạng tươi và khô. Để ăn dùng cả hai dạng, để làm thuốc thường dùng dạng khô. Cả hai cách dùng để ăn và làm thuốc, tươi hay khô, đều phải có liều lượng. Dùng có chừng mực, thì mới đem lại lợi ích và tránh được điều không mong muốn. Nếu cho thuốc nhiệt (vải) vào bệnh nhiệt, là lửa đỏ đổ dầu thêm, nên có hại! Vải chỉ gây hại cho cơ thể thường là do người khỏe, ăn quá nhiều hoặc không biết tạng mình nhiệt không thể hợp tính nóng của vải và người bệnh không biết kiêng kỵ khi đang có bệnh thuộc dương, có hỏa nhiệt, âm hư hỏa vượng đường huyết cao (thì không nên ăn vải).

Như chúng ta đã biết "vải nóng" nếu ăn nhiều sẽ phát ra các bệnh viêm nhiệt như trẻ em ngứa, nhiều rôm sảy, mụn nhọt, trằn trọc khó ngủ, táo. Người dân Trung Quốc có câu ví "Một quả vải bằng 3 bó đuốc". Giới y dược Đông phương nói, vải gây "bốc hỏa", có thể dẫn đến "chứng bệnh lệ chi" (say vải) với các chứng hồi hộp, choáng váng, nhức đầu... thường xảy ra ở những người khỏe mạnh ăn quá nhiều vải một lúc. Có trường hợp co giật. Sách Bản thảo tụng tân đã viết: Ăn vải quá nhiều sẽ bị phát sốt, phiền khát... sưng chân răng, chảy máu mũi... Người tạng nhiệt có bệnh nhiệt không nên ăn vải.

Một số công dụng chữa bệnh từ vải:

1. Suy nhược thần kinh và thể lực kể cả liệt dương

  • Vải tươi 500g-1.000g ngâm vào một lít rượu 7-10 ngày. Uống vào chiều tối, mỗi lần 25-30ml.
  • Vải khô 10 quả: ăn vào chiều tối trong một thời gian 1-2 tháng. Tốt nhất vào các mùa mát lạnh thu đông.

2. Đau bụng, tiêu chảy cấp mạn, tỳ hư gây ngũ canh tiết tả (đi ngoài lỏng sáng sớm).

  • Nấu cháo vải khô 5-10 quả. Có thể cho thêm các vị như hoài sơn, hạt sen 10g, bạch biển đậu 10g.

3. Sa dạ con.

  • Dùng cùi vải tươi 500g sắc uống, hoặc ngâm rượu uống.
  • Dạ con sau đẻ lâu co: Cùi vải khô 10 quả sắc uống.

4. Đậu, sởi không mọc

  • cùi vải khô 16g sắc uống.

5. Hôi mồm:

  • Cùi vải khô nhai ngậm.

6. Mụn nhọt sưng tấy:

  • Cùi vải tươi hoặc khô giã nhuyễn với ô mai đắp.

7. Nấc lâu không khỏi:

  • 7 quả vải đốt tồn tính nghiền nát uống với nước nóng (loại trừ nấc hàng tuần trong một số bệnh nan y...).

8. Khô cô khản họng ở ca sĩ, giáo viên:

  • Hàng ngày nhai ngậm vài cùi vải khô để bảo dưỡng thanh đới. Không dùng khi có viêm nhiệt, kèm răng lợi chảy máu.

9. Tim đập nhanh mạnh (hồi hộp) thở nhanh khi gắng sức:

  • ngâm cùi vải khô hoặc vải khô nấu nước để uống.

10. Đau mỏi vai, lưng, đau bụng do lạnh:

  • Sắc vải tươi hoặc vải khô để uống.

Chữa các chứng bệnh do ăn vải gây ra:

  • Lấy vỏ quả vải sắc uống hoặc uống cốc nước chanh nóng.

BS. Phó Thuần Hương

(Theo suckhoedoisong.vn)

Giảm béo bằng quả vải ngâm đường lên men

Quả vải rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là trong giảm béo của chị em chúng ta đấy. Mình xin giới thiệu một vài bài thuốc giảm béo từ quả vải.

Mình cũng thuộc dòng người dễ béo nên cứ về mùa đông là mình tăng cân nhanh lắm ý. Thậm chí có mùa đông mình tăng cả 5,6 kg liền. Nhưng mình chẳng lấy gì làm sợ xấu vì đến mùa hè mình lại có cách giảm cân rất tuyệt vời từ trái vải.

Đặc biệt, về mùa vải thì quả vải rất rẻ nên ăn càng nhiều, vòng hai càng thon gọn đi bấy nhiêu.

Ngày xưa ở quê mình cũng trồng rất nhiều vải. Mình nhớ như in người bán giống vải nói bà mẹ sau khi sinh ăn vải nhiều sữa mà không tăng cân. Đặc biệt, quả vải có thể giúp chị em phụ nữ giảm cân nhanh chóng nếu biết cách dùng.

Vậy là, từ khi có gia đình mình dễ thay đổi vóc dáng theo mùa. Thời gian đầu mình cũng lo lắng lắm nhưng càng về sau càng thấy việc tăng cân theo mùa không đáng ngại vì mình có cách giảm cân của riêng mình.

Vải lai chua chua mình có thể ăn hết cả cân liền lúc và chỉ một tuần sau mình có cảm giác giảm được 1, 2 kg và đúng như thế khi đứng lên cân thì trọng lượng cơ thể giảm thật.

Vải lai thường xuất hiện vào đầu mùa tuy chua nhưng ai ăn được chua sẽ giảm vòng hai nhanh lắm.

Ngoài ra, vào chính vụ vải mình có thể làm chè vải hoặc làm rượu vải để uống vừa ngon vừa giảm cân.
 
Vải dầm đường sữa, món ăn giú vòng eo thon gọn. Ảnh minh họa

Vải dầm đường sữa, món ăn giú vòng eo thon gọn. Ảnh minh họa

 
Mình giới thiệu món vải dầm lên men mình vẫn ăn trong mùa nóng để giảm cân và đẹp da. Các mẹ chỉ cần mua khoảng 1kg về bóc tách bỏ hạt. Sau đó đem ngâm với đường và ít sữa đặc. Các mẹ đậy chặt và để ngoài trời nắng khoảng 2 hôm. Sau đó mang vào bỏ tủ lạnh khoảng vài giờ. Vải ngấm đưỡng sữa và lên men. Ăn chẳng khác gì sữa chua vải.

Bây giờ có máy làm sữa chua các mẹ cũng có thể cho vải ngâm đường vào máy làm sữa giúp ủ nóng để lên men. Chỉ cần hai tháng mùa vải các mẹ cũng có thể giảm được 4,5 kg.

Cách làm này mình đã truyền cho nhiều người trong công ty và ai cũng tấm tắc khen vì mang lại thành công rất lớn.

Mùa vải năm trước, chị sếp mình vừa sinh xong cũng làm món vải dầm lên men như mình nói và chị ấy giảm được 4kg trong vòng một tháng đấy các mẹ ạ.

Mẹ nào nhâm nhi được rượu thì có thể làm rượu vải. Bóc cùi vải ngâm đường để hai hôm cho lên men rồi đổ rượu gạo vào.Chỉ sau 1 tuần có thể uống được. Cái này các mẹ dùng để uống quanh năm vừa không tăng mỡ bụng, vừa giúp tiêu hóa tốt.

Nếu mẹ nào không thích ăn vải dầm đường để lên men có thể nấu chè vải với đỗ đen. Chỉ cần 200 gram đỗ đen nấu chín nhừ và khi gần được các mẹ cho cùi vải bóc sẵn vào ăn vừa ngon vừa đẹp da mà lại giảm được vòng eo đáng kể đấy.

Quả vải người ta thường bị coi là nhiệt, nóng ăn vào đôi khi còn bị mụn nhọt nhưng nếu các mẹ có cách ăn uống và chế biến loài quả này khoa học thì nó rất hữu ích cho việc giảm cân cũng như việc làm căng da, đẹp da hơn bất cứ một loiạ mỹ phẩm nào.

Chúc các mẹ thành công vì mùa vải sắp đến rồi. Cứ làm theo mình, không giảm cân được nhiều thì cảm giác vòng eo cũng thon gọn hơn đấy.
 
Bùi Liên Hương(Hải Dương)
Theo Phunutoday

 

Các tin khác

Cần phải có tất cả thông tin.

Người gởi
Người nhận