Muốn uống được một ly trà ngon ngoài trà ngon, nước tinh khiết, cần nắm vững kỹ thuật pha trà. Như thế sẽ có trà ngon lại tốt cho sức khỏe.
Muốn uống được một ly trà ngon ngoài trà ngon, nước tinh khiết, cần nắm vững kỹ thuật pha trà. Như thế sẽ có trà ngon lại tốt cho sức khỏe.
Trà xanh - pha liền uống liền
Trà xanh có công dụng bảo vệ sức khỏe, chống ô xy hóa, tẩy trừ gốc tự do, chống lão hóa, chống vi-rút… là bởi vì trong lá trà xanh có nhiều chất Polyphenols. Nếu pha trà xanh với nhiệt độ nước sôi quá cao hoặc thời gian quá dài, chất polyphenols sẽ bị phá hủy, nước trà sẽ chuyển thành màu vàng và hương thơm của trà cũng sẽ bốc hơi bay đi.
Thông thường, nước pha trà có nhiệt độ khoảng 80oC là tốt nhất, thời gian pha tốt nhất từ 2-3 phút, pha liền uống liền. Tỉ lệ giữa trà và nước cũng phải thích hợp với tỉ lệ 1:50, thường dùng 3g trà để pha với 150ml nước, nước trà sau khi pha là màu xanh trong giữa nhạt và đậm.
Trà vàng và trà trắng cũng pha theo phương pháp tương tự.
Trà đen - trọng tâm ở trà đặc
Trà Phổ Nhĩ (một loại trà rất tốt cho sức khỏe, đặc sản của tỉnh Vân Nam- Trung Quốc) là một loại trà đen phổ biến, thuộc loại trà lên men, nguyên liệu thô, dày. Đặc trưng của trà đen ở chỗ “càng cũ, càng thơm” , cho nên phải pha bằng nước thật sôi mới có thể làm cho thành phần trong trà chiết xuất ra hết. Lần đầu tiên pha trà đen cần phải nhanh chóng rửa trà trong vòng 10 giây, tức là rửa trà trước sau đó mới cho trà vào cốc, rót nước sôi vào, chờ một lúc rót nước trà ra, sau đó lại rót thêm nước sôi vào, đậy nắp lại, như thế mới có thể lọc được những tạp chất trong trà và làm cho hương thơm càng nồng. Thời gian pha trà rót thêm nước ở lần sau thường là khoảng 5 phút.
Trà hồng - pha lâu càng có lợi cho sức khỏe
Khác với trà xanh, dùng nước sôi ở nhiệt độ cao pha trà hồng thì mới có thể thúc đẩy làm cho chất bảo vệ sức khỏe flavonoids trong trà hồng được tan ra hết trong nước và làm cho vị trà càng ngọt và hương thơm của trà càng nồng đượm. Vì vậy, khi pha trà hồng tốt nhất nên dùng nước sôi, pha và ngâm trà càng lâu càng tốt, thông thường khoảng 5 phút là tốt nhất. Lượng nước để pha trà hồng tương đương như trà xanh.
Trà Ô long- cho nhiều lá trà
Khi pha trà Ô long thì cũng pha bằng nước thật sôi, tuy nhiên dung lượng trà phải nhiều, thông thường là khoảng 10g, pha lên có dung tích giống như trà chiếm đầy ấm. Trà ô long có thể pha và rót khoảng 5-6 lần nước, thời gian từ ngắn đến dài, khoảng từ 2 phút -5 phút là tốt nhất.
(Theo TNĐT)
Cách pha trà xanh chữa bệnh
Dùng nước sôi 70 – 80% hãm chè, không nên đậy nắp: Làm như vậy có thể giữ được hương vị chè tốt, sẽ không làm cho nước thứ 2, 3 bị nhạt, đồng thời có thể tránh được nhiệt độ cao phá hủy những thành phần có ích trong chè.
Uống chè không nên uống cạn một lần: Có những người uống chè thường uống cạn một lần rồi mới đổ thêm nước sôi vào, như vậy sẽ ảnh hưởng đến hương vị của cốc thứ 2, 3. Cách làm tốt hơn là: Khi hãm được nước đầu uống còn khoảng 1/3 thì đổ thêm nước sôi vào, sau khi uống hết 2/3 lại đổ nước sôi vào hãm.
Chè không nên hãm quá nhiều lần: Thông thường chỉ hãm 3 – 4 lần là được. Hãm nước đầu trà có thể hòa tan 30% chất hòa tan trong trà, hãm nước thứ hai là 50%, hãm nước thứ ba là 10%, đến lần thứ tư chỉ còn 5%. Tục ngữ có câu; “Nước đầu đắng, nước thứ hai bổ, nước thứ ba thuần, nước thứ tư hết vị”. Một ấm trà hãm nhiều lần, một số chất có hại trong lá chè sẽ hòa tan vào trong nước chè, không có lợi cho sức khỏe.
Không nên uống nước chè để qua đêm: Nước chè để sau 8 tiếng thì thành phần bất lợi trong nước chè sẽ tăng lên, đặc biệt khi trời nóng, nhiệt độ cao, vi khuẩn dễ dàng phát riển, uống vào gây bất lợi cho sức khỏe.
Ăn cơm xong không nên uống nước chè ngay: Ăn cơm xong nếu uống nước chè ngay sẽ làm cho dịch vị bị hòa loãng ra không có lợi cho việc tiêu hóa thức ăn, thậm chí còn kích thích niêm mạc dạ dày sinh ra viêm, vì vậy thông thường sau khi ăn cơm khoảng 1 giờ mới uống nước chè là tốt nhất.
Nồng độ nước chè phải phù hợp: Nếu pha ít chè quá nước sẽ nhạt, vô vị, nhưng cũng không nên thường xuyên uống nước chè quá đặc có hại cho sức khỏe. Trong nước chè đặc hàm lượng cafein quá cao, nếu thường xuyên uống nước chè đặc sẽ làm cho lượng triglyxerin trong máu cao, làm cho động mạch bị xơ vữa, tim bị đau nhói. Một số axit trong nước chè đặc sẽ làm lắng đọng protein và vitamin, cản trở việc bài tiết dịch vị, kích thích niêm mạc dạ dày, ruột, gây nên hiện tượng mất thăng bằng chức năng của dạ dày và ruột, gây tiêu hóa kém, đại tiện táo, không có lợi đối với những người bị hư nhược chức năng dạ dày, ruột. Ngoài ra một số axit trong nước chè đặc có thể cùng với một số chất trong thức ăn hình thành chất cặn lắng đọng không hòa tan, ảnh hưởng đến việc hấp thu sắt của cơ thể, lâu dài có thể gây thiếu máu thiếu sắt.
Không nên dùng chè đặc để giải rượu: Sau khi uống rượu say thì tim đập nhanh, loạn nhịp, đau đầu, chóng mặt, chân tay rã rời, gây hưng phấn tinh thần, mà nước chè đặc cũng có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, nếu dùng chè đặc để giải rượu thì khác nào “lửa đổ thêm dầu”. Đồng thời chất kiềm chứa trong nước trà đặc sẽ khống chế khả năng tái hấp thu của thận, mà có tác dụng lợi tiểu nhanh. Sau khi uống rượu nếu uống nước trà đặc ngay sẽ làm cho chất độc trong rượu chưa được phân giải ngấm vào thận quá sớm,gây tổn hại chức năng thận.
Người đại tiện táo không nên uống nhiều chè: Trong nước chè có chứa nhiều axit không những làm giảm sự co bóp của ruột mà còn làm lắng đọng protein, các peptit, chất sắt, ion kim loại, làm cho phân khô gây chứng táo bón hoặc khiến cho người vốn bị táo bón lại bị nặng thêm. Cần chú ý rằng, lá chè đun hãm càng lâu thì tanin tách ra càng nhiều, càng bất lợi cho người bị táo bón.
Dụng cụ hãm và uống chè cần làm sạch cặn chè: Uống chè có lợi cho sức khỏe nhưng cáu chè bám ở thành ấm và đáy cốc thì hại cho sức khỏe. Cặn chè là do chất polyphenol trong chè bị ôxy hóa trong nước mà thành, có màu lá cọ, do đó còn gọi là rỉ chè. Trong cáu chè có chứa nhiều kim loại như chì, sắt, thạch tín... cùng với nước chè những chất này thâm nhập vào cơ thể kết hợp với những chất dinh dưỡng như protein, chất béo, vitamin, hình thành chất lắng cặn khó hòa tan làm ảnh hưởng đến sự tiêu hóa hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể, ngoài ra chất lắng cặn này một khi đã được cơ thể hấp thu dẫn đến sự rối loạn chức năng của một số cơ quan như hệ thần kinh, hệ tiêu hóa... Vì vậy người uống chè phải thường xuyên rửa ấm chén, kịp thời cọ rửa cáu chè bám ở thành trong của ấm. Quan điểm “cáu chè càng dày hãm chè càng thơm, càng giàu dinh dưỡng” là không khoa học.
(Theo trangon.vn)
Cám ơn Quý khách đã dành thời gian ghé thăm website
QUATANGPHONGTHUY.COM.VN và đọc bài viết này